Thủy sản Việt Nam, 60 năm trưởng thành, phát triển và hội nhập

Trang chủ»Tin tức»Thủy sản Việt Nam, 60 năm trưởng thành, phát triển và hội nhập

Thủy sản Việt Nam, 60 năm trưởng thành, phát triển và hội nhập

Vào cuối tháng 3, đầu tháng 4/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm các làng cá và bà con ngư dân ở các đảo Tuần Châu, Cát Bà, Quảng Ninh. Tại đây, Bác đã căn dặn “Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ”. Lời dạy của Bác thể hiện tư tưởng lớn về tiềm năng phát triển của kinh tế biển và khơi dậy ý thức về bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Nhân dịp này, Nông nghiệp Việt Nam xin giới thiệu bài viết của ông Nguyễn Ngọc Oai - Quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản.

Ông Nguyễn Ngọc Oai - Quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản

Trong 60 năm qua, Ngành Thủy sản đã có những bước phát triển và hội nhập, trải qua 4 giai đoạn chính với những thành tựu nổi bật như sau:

Giai đoạn trước năm 1975: “Vững tay lưới, chắc tay súng”

Đó là giai đoạn trước năm 1975. Giai đoạn này đất nước có chiến tranh, cán bộ và ngư dân ngành thuỷ sản “vững tay lưới, chắc tay súng”, thi đua lao động sản xuất với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, cùng cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam”. Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển có công sức lớn của ngư dân.

Năm 1960, Tổng cục Thủy sản được thành lập, đánh dấu thời điểm ra đời của ngành Thủy sản Việt Nam. Kinh tế thuỷ sản đã bước đầu phát triển để hình thành một ngành kinh tế kỹ thuật với các tổ chức nghề cá công nghiệp như các đoàn tàu đánh cá Hạ Long, Việt - Đức, Việt - Trung, nhà máy cá hộp Hạ Long. 

Nuôi tôm công nghệ cao cho năng suất và hiệu quả ổn định - Ảnh: Phan Thanh Cường

Đến năm 1975, sản lượng khai thác cá biển đạt gần 100.000 tấn, thu mua và chế biến hải sản hơn 51.000 tấn, nuôi trồng thủy sản đạt 1.800 tấn, các HTX thủy sản được hình thành và phát triển với 356 HTX nghề cá. 

Giai đoạn 1976-1986: Phát triển mở rộng, phục vụ xuất khẩu

Năm 1976 Bộ Hải sản được thành lập và đến năm 1981 được tổ chức lại thành Bộ Thủy sản. Ngành Thủy sản bước vào giai đoạn phát triển toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ, chế biến và xuất khẩu, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, bước đầu tham gia hội nhập với nghề cá thế giới.

Việc ngành Thủy sản được Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế “tự cân đối, tự trang trải” đã đưa xuất khẩu thủy sản trở thành mũi nhọn, tạo nguồn lực cân đối chính cho ngành. Phong trào “ao cá bác Hồ” được phát động và xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến như: Cty Xuất nhập khẩu thuỷ sản (Seaprodex Việt Nam); các HTX đánh cá tại Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Hải, Vũng Tàu, Kiên Giang,... đã tạo động lực mới cho sự phát triển bền vững của Ngành. Việc phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng và xây dựng kinh tế xã hội vùng biển đã khẳng định rõ vai trò, vị trí của ngành Thủy sản.

Cơ cấu nghề nghiệp khai thác được điều chỉnh mở rộng phục vụ xuất khẩu. Nuôi trồng thủy sản, trong đó có nuôi tôm xuất khẩu bắt đầu được chú trọng phát triển. Năng lực chế biến thủy sản được mở rộng với nhiều mặt hàng mới phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu. 

Năm 1986, tổng sản lượng thủy sản đạt hơn 840 nghìn tấn, trong đó khai thác thủy sản đạt gần 600 nghìn tấn, nuôi trồng thủy sản đạt hơn 240 nghìn tấn; xuất khẩu đạt 100 triệu USD; thu mua hải sản đạt hơn 370 nghìn tấn. Cả nước có 563 HTX và 2.321 tập đoàn sản xuất thủy sản.

Giai đoạn 1986 - 1995: Xây dựng ngành thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn

Từ năm 1991 toàn Ngành tập trung thực hiện Chiến lược phát triển ngành Thủy sản với 3 mục tiêu chính được Chính phủ giao là: Đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ xuất khẩu và tạo công ăn việc làm cho người dân ven biển.

Tìm kiếm sản phẩm

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline:

0907.594.503

Hotline CN Miền Bắc:

0964.288.552

Hotline CN Miền Nam:

0964.323.403

Hỗ trợ bán hàng Khách Lẻ

0906.776.700 ( 7h00 đến 16h00 )

Hỗ trợ bán hàng Khách Sỉ

0916.007.778 ( 7h00 đến 16h00 )

Bản đồ